Mục Lục
- 1 Đặt Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai, Bé Gái tại Đà Nẵng – Bài Cúng & Lễ Vật trọn gói A ⇒ Z
- 1.1 Dịch vụ mâm cúng đầy tháng trọn gói tại Đồ Cúng Đại Long Đà Nẵng
- 1.2 Cúng đầy tháng là gì? Tại sao cần phải cúng lễ này?
- 1.3 Cách tính giờ, ngày đầy tháng cho bé trai, bé gái
- 1.4 Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng đơn giản cho bé
- 1.5 Hướng dẫn sắp xếp mâm cúng chuẩn
- 1.6 Bài cúng đầy tháng chuẩn nhất
- 1.7 Hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé
- 1.8 Những điều cần làm sau khi thực hiện lễ cúng
Đặt Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai, Bé Gái tại Đà Nẵng – Bài Cúng & Lễ Vật trọn gói A ⇒ Z
Bài Cúng, Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai & Gái Đà Nẵng đơn giản Theo phong tục cổ truyền của người Việt, lễ cúng đầy tháng là một trong những thủ tục quan trọng mỗi khi gia đình chào đón một thiên thần nhỏ ra đời. Vậy cúng đầy tháng là gì, cần chuẩn bị gì cho ngày này và cách tổ chức như thế nào? Dịch vụ đặt mâm cúng đầy tháng trọn gói tại Đồ Cúng Đại Long ra sao? Cùng xem ở bài viết dưới.
Dịch vụ mâm cúng đầy tháng trọn gói tại Đồ Cúng Đại Long Đà Nẵng
Quý khách sẽ nhận được gì khi đặt mâm cúng đầy tháng tại Đồ Cúng Đại Long?
✅Giá mâm cúng trọn gói | ⭐Cam kết không phát sinh thêm chi phí, không cần mua sắm thêm bất cứ món gì. |
✅Giao mâm cúng tận nơi | ⭐Mâm cúng sẽ được giao tận tay quý khách, chính xác giờ hẹn |
✅Trình bày mâm cúng A -> Z | ⭐Nhân viên Đồ Cúng Ba Miền sẽ trình bày mâm cúng hoàn chỉnh và chỉ ra về khi hoàn thành 100%. |
✅Đảm bảo tâm linh, văn hóa | ⭐Các lễ vật được chuẩn bị chỉn ngu, chúng tôi đặt mình vào vị trí quý khách để chuẩn bị mâm cúng thành tâm nhất. |
Lễ cúng đầy tháng là cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đánh dấu sự có mặt của trẻ sau khi ra đời. Vì thế, cha mẹ nên chuẩn bị cho con lễ cúng đầy tháng chu đáo để cảm tạ tổ tiên, cũng như cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc sống bận rộn như hiện nay, thì việc tự tay chuẩn bị cho con lễ cúng mụ với đầy đủ lễ vật là điều không đơn giản, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng trẻ sống riêng hoặc các gia đình ở thành phố. Do đó, việc đặt mâm cúng đầy tháng được nhiều gia đình lựa chọn.
Dịch vụ mâm cúng đầy tháng Đồ Cúng Đại Long trọn gói A ⇒ Z sẽ chuẩn bị cho bé đầy đủ các lễ vật cần thiết cho dịp quan trọng này. Những lễ vật cần thiết sẽ được trao đổi cụ thể với cha mẹ, nhằm đảm bảo yếu tố tâm linh nhưng không quá xa loa và lãng phí. Đồng thời đối với các thực phẩm trong lễ cúng luôn được đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, cha mẹ sẽ không cần phải tất bật mua sắm đồ đạc, cũng không lo đến giờ đẹp mà vẫn thiếu các lễ vật cần thiết.
Cúng đầy tháng là gì? Tại sao cần phải cúng lễ này?
Cúng đầy tháng là nghi thức truyền thống của người Việt từ xưa tới nay được tổ chức khi em bé tròn 1 tháng tuổi (hay còn gọi là cúng Mụ đầy tháng ). Mục đích của nghi lễ này là để cha mẹ và người thân thông báo sự có mặt của thành viên mới trong gia đình, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn với bà Mụ đã có công “nặn” ra em bé và Đức Ông đã che chở, bảo vệ để “mẹ tròn con vuông”. Ngoài ra, cúng đầy tháng còn là dịp để cầu nguyện phước lành, may mắn cho em bé, mong em bé có được sự khởi đầu thuận lợi trong cuộc đời. Đồng thời, nghi lễ cũng mong tổ tiên cưu mang và che chở để em bé lớn lên khỏe mạnh. Với những ý nghĩa đó, lễ cúng đầy đầy tháng đã được lưu truyền và thực hiện cho tới ngày nay.
Cách tính giờ, ngày đầy tháng cho bé trai, bé gái
Cách tính ngày cúng đầy tháng (cúng Mụ) cho bé
Cũng giống như nhiều nghi thức tâm linh khác của người Việt, cúng đầy tháng cho em bé sẽ được tính theo lịch âm. Đồng thời, ngày đầy tháng (cúng Mụ) cho bé sẽ được tính theo quan niệm truyền thống “nam trồi 2, nữ sụt 1”. Bởi vì cha ông ta cho rằng, con trai phải là người đi trước, xông xáo và mạnh dạn thì mới dễ thành công trong cuộc sống; còn con gái phải biết nhường nhịn và khiêm tốn để gia đình hạnh phúc. Ví dụ: Nếu bé được sinh vào ngày 17/9 âm lịch thì ngày đầy tháng như sau:
- Bé trai: Làm lễ cúng đầy tháng vào ngày 19/9 âm lịch.
- Bé gái: Làm lễ cúng đầy tháng vào ngày 16/9 âm lịch.
Hiện nay có nhiều cha mẹ sử dụng lịch dương để tính ngày đầy tháng cho con. Nếu theo lịch dương thì chỉ cần lấy ngày sinh làm mốc, và tổ chức cúng đầy tháng vào chính ngày đó của tháng sau.
Cách tính giờ làm lễ cúng đầy tháng
Trong tâm linh, khi thực hiện các nghi lễ thường có quan niệm rằng “năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt”. Vì thế nhiều gia đình rất coi trọng giờ thực hiện lễ cúng cho bé. Thông thường giờ đẹp hàng ngày là từ 7 – 11h buổi sáng hoặc từ 3h chiều – 7h tối. Nếu cha mẹ muốn tính kỹ hơn để tránh xung khắc với cung mệnh, thì có thể chọn giờ cúng Mụ như sau:
- Tuổi Tý tốt nhất nên chọn giờ Ngọ.
- Tuổi Sửu nên làm lễ vào giờ Tý.
- Tuổi Dần thì chọn giờ Sửu hoặc Mùi.
- Tuổi Mão hợp với giờ Thìn hoặc Tuất.
- Tuổi Thìn nên chọn giờ Hợi.
- Tuổi Tỵ nên cúng Mụ vào giờ Dậu.
- Tuổi Ngọ nên chọn giờ Thân.
- Tuổi Mùi nên chọn giờ Tý.
- Tuổi Thân nên cúng đầy tháng vào giờ Mão.
- Tuổi Dậu nên chọn giờ Dần.
- Tuổi Tuất nên chọn giờ Hợi.
- Tuổi Hợi tốt nhất nên chọn giờ Tý.
Mặc dù lựa chọn giờ đẹp rất quan trọng khi làm cúng Mụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc sống bận rộn ngày nay, cha mẹ và gia đình có thể chọn thời gian làm lễ cúng linh hoạt và phù hợp hơn với gia đình.
Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng đơn giản cho bé
Mâm cúng đầy tháng bé gái
Mâm cúng đầy tháng bé gái bao gồm 2 mâm lễ vật sau: Đồ cúng 12 bà Mụ gồm các món:
- 12 chén nước lọc
- 12 chén rượu
- 12 phần xôi nhỏ
- 12 đĩa chè trôi nước
- 12 phần bánh kẹo
- Giấy cúng đầy tháng: mâm hài, đồ dùng cho bà Mụ và bà Chúa.
- Tiền vàng mã
Đồ cúng Đức ông gồm các loại sau:
- Trái cây: Chọn 5 loại quả như chuối, cam, quýt, xoài, dứa…
- Hoa tươi: Hoa cúng có thể tùy chọn như hoa hồng, hoa cát tường, hoa ly…
- 1 con gà luộc
- 1 đĩa xôi lớn
- Trầu cau têm cánh phượng
- Thịt lợn quay
- Gạo tẻ
- Muối hạt sạch
Ngoài ra cần chuẩn bị thêm chén, dĩa, muỗng và đũa hoa vì tương truyền là bà Chúa thích dùng đũa hoa.
Mâm cúng đầy tháng bé trai
Mâm cúng đầy tháng bé trai bao gồm 2 mâm lễ vật sau: Lễ vật cúng 12 bà Mụ gồm các móm:
- 12 chén chè đậu trắng nhỏ
- 12 đĩa xôi nhỏ
- 12 chén cháo nhỏ
- 12 ly nước
- 2 đĩa bánh hỏi
- 12 đĩa bánh kẹo
- 12 phần thịt quay
- Tiền vàng mã
Lễ vật cúng Đức ông gồm các loại sau:
- 1 con gà luộc
- 1 tô cháo lớn
- 1 tô chè lớn
- 3 đĩa xôi lớn
- 1 phần thịt quay
- 5 loại quả bất kỳ
- Trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).
Ngoài ra, cần thêm gạo, muối, muỗng, hương, đèn nước, hoa, trà rượu và một đôi đũa hoa.
Hướng dẫn sắp xếp mâm cúng chuẩn
Cách bài trí mâm cúng đầy tháng gồm 2 bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng Đức ông, một bàn lớn còn lại để bày lễ vật cúng 12 bà Mụ. Hai bàn trên dưới cách nhau 10cm. Đối với hoa và trái cây, thông thường sẽ bày bình hoa ở phía đông, còn trái cây được bày ở phía tây. Cách này này được thực hiện theo lời ông cha dạy là “đông bình tây quả”. Lưu ý: Cách bày mâm cúng thể hiện lòng thành kính của gia đình, vì thế cần bày trí cân đối và đẹp mắt các lễ vật đã chuẩn bị.
Bài cúng đầy tháng chuẩn nhất
Khi làm lễ cúng đầy tháng thì không thể nào thiếu được văn khấn. Bài cúng đầy tháng thường có nội dung cảm tạ các vị thần và tổ tiên đã mang em bé đến với gia đình, cầu mong các vị tiếp tục phù hộ để em bé hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống. Dưới đây là bài khấn cha mẹ hoặc chủ lễ nên đọc khi thực hiện lễ cúng đầy tháng:
Hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé
Nghi thức khấn vái cúng đầy tháng
Sau khi đã bày xong lễ vật, bố mẹ hoặc người lớn tuổi trong nhà sẽ thay mặt gia đình thắp hương cho tổ tiên và tuyên bố lý do của lễ cúng đầy tháng. Tiếp đó, bố hoặc mẹ sẽ thắp 3 nén nhang lên bàn thờ gia tiên và bế trẻ ra trước bàn thờ. Lúc này, chủ lễ sẽ bắt đầu khấn theo bài cúng ở trên. Lưu ý khi đọc bài cúng cần nói to, rõ ràng, rành mạch và không được đọc sai hay quên lời. Sau khi đã khấn xong, bố hoặc mẹ sẽ chắp tay bé lại, rồi vái trước án 3 vái.
Nghi thức khai hoa cúng đầy tháng
Nghi thức khai hoa hay còn được gọi là bắt miếng được thực hiện ngay sau nghi thức khấn vái. Nghi lễ này được thực hiện với mong muốn con sau này lớn lên sẽ nói lời hay ý đẹp và được mọi người yêu quý. Lúc này, em bé sẽ được đặt trên bàn, người cúng rót trà, thắp hương và xin phép bắt miếng. Sau đó sẽ ẵm em bé trên tay, lấy một cánh hoa quơ qua, quơ lại trên miệng bé và đọc lời chúc: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa, Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…” Tiếp đó, khách mời sẽ chúc mừng, tặng quà hoặc tiền lì xì cho em bé nhân ngày em bé tròn một tháng tuổi.
Nghi thức đặt tên cho con
Sau khi làm lễ khai hoa thì sẽ đến nghi thức đặt tên cho con. Chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền bạc cổ và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu một đồng úp và một đồng ngửa thì cái tên được tổ tiên chấp thuận. Nếu hai đồng xu đều úp hoặc ngửa thì phải gieo lại. Sau 3 lần gieo nếu không được thì phải đặt cho em bé cái tên khác.
Những điều cần làm sau khi thực hiện lễ cúng
Sau khi làm lễ cúng đầy tháng cho bé, gia chủ chờ gần hết một nén hương rồi rót trà, khấn vái cảm tạ ơn trên rồi đi hóa vàng, vẩy rượu trong lúc hóa vàng và vãi gạo, muối xung quanh nhà. Tiếp đó gia đình và khách mời sẽ cùng nhau thụ lộc. Lễ cúng đầy tháng kết thúc cũng là lúc người mẹ kết thúc thời gian ở cữ. Vì thế, người mẹ cần làm phép để tẩy uế bằng cách đặt chậu than hồng ở giữa nhà và bỏ vào đó một cây đinh đã được nung đỏ. Tiếp đó, người mẹ bế con và bước qua chậu than, nếu con trai thì bước 7 lần, con gái thì bước 9 lần. Sau đó hai mẹ con đi quanh nhà và vào tất cả các phòng. Kết thúc lễ tẩy uế hai mẹ con có thể đi ra ngoài, lần đầu tiên đi ra ngoài mẹ nên mua một bịch muối và muột chút gạo; trên đường trở về nên làm rơi một ít tiền lẽ với mục đích sau này con ấm no dư dả tiền bạc.
Be the first to review “Mâm Cúng Đầy Tháng”