Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ, là một ngày lễ ông bà người Việt ta thường làm mâm cơm dâng cúng ông bà, tổ tiên và cầu mong một mùa màng bội thu và may mắn. Vẫn còn nhiều người thắc mắc mâm đặt mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Đà Nẵng gồm những gì? hôm nay hãy cùng Đồ Cúng Đại Long tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
Mục Lục
Nguồn gốc của Tết Đoan ngọ
Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày “Tết diệt sâu bọ” và ngày cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh, vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này, sau tết Nguyên Đán, có lẽ tết Đoan Ngọ là cái tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân nhất… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố gắng thu xếp để về sun họp cùng gia đình. Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương. Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ, cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…
Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Ở Đà Nẵng, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã: “Tết diệt sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này hằng năm, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người Việt thường quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để cầu mong cho một mùa bội thu.
Dù xã hội phát triển, vận động, có thể nhiều gia đình cho rằng, để giết sâu bọ hay dịch bệnh phải bằng những cách khác mới hiệu quả. Tuy nhiên, bản chất sự hình thành những phong tục văn hóa là hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng quan hệ và trọng tình cảm của người Việt Nam.
Nếu quý khách cần đặt mâm cúng Tết Đoan Ngọ thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ Đồ Cúng Đai Long qua Hotline: 0905.018.833 để được tư vấn miễn phí và đặt hàng nhé. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp rất nhiều mâm cúng khác nữa.
Dịch vụ làm mâm cúng tết Đoan ngọ Đà Nẵng
Hiểu được những khó khăn đó và tránh tình trạng thiếu sót trong việc soạn lễ vật cúng tết Đoan Ngọ. Để giúp cho bạn có một mâm cúng thật đầy đủ và chi tiết, liên hệ ngay Đồ cúng Đại Long chuyên cung cấp dịch vụ chất lượng với giá tốt nhất, đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ gồm 2 phần khác nhau là lễ cúng gia tiên và lễ cúng ngoài trời. Gia chủ có thể làm lễ chay hay mặn đều được tùy vào gia chủ.
Lễ cúng gia tiên
- 1 mâm cơm chay
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
- 3 chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng
- 3 chén nước trà ba hương vị khác nhau
- Bánh chay, xôi chay
- Mâm quả ngũ sắc có đủ năm vị là: chua, đắng, cay, mặn, ngọt
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
- 1 ít tiền âm phủ
Lễ cúng ngoài trời
Gia chủ nên hướng bàn cúng về phía Nam, những lễ vật trong mâm cúng gồm có:
- Bàn cúng trải một tấm vải đỏ rộng
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm ngũ quả.
- 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen (rượu nhớ pha một ít hùng hoàng)
- 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau
- Bánh chay, xôi chay
- Mâm quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, đắng, mặn, ngọt, chua.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.
- 1 chiếc lọng đỏ có viền vàng. (không cúng tiền âm phủ)
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…
Bài cúng Tết Đoan Ngọ
Tương tự như mâm cúng thì bài văn khấn Tết Đoan Ngọ gồm 2 phần là: bài cúng gia tiên và bài cúng ngoài trời.
Bài cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên gia tiên
Sau khi cúng xong lễ gia tiên trong nhà thì gia chủ thực hiện đốt 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lạy 9 lạy và khấn:
Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm (thời gian hiện tại) vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường, chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới, chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến. Cầu phúc phúc lai. Cầu đức đức thịnh. Cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.
Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.
Chúng con xin đa tạ (3 lần).
Văn khấn Tết Đoan Ngọ ngoài trời
Sau khi cúng xong thì gia chủ thắp 9 ngọn nến, 9 nén nhang và đọc kinh:
Đốt nến và đọc kinh. Khởi tâm thắp nến. Hào quang sáng bừng. Tâm thân thanh tịnh. Gạt bỏ phiền ưu. Thái thượng đại đan. Từ quang phổ chiếu. Thần tiên chứng đàn.Thắp nhang và đọc kinh. Hương phần bảo đỉnh. Khí đạt huyền không. Thần nhân hợp nhất. Yết kiến nguyệt cung. Thần thông linh hiển. Pháp hiện cửu vân. Đan điền linh tụ. Tâm quy mệnh lễ. Cáo hạ thần tiên.
Quỳ xuống lễ 9 lễ. Văn khấn rằng:
Con xin trấn minh nhất tâm quy mệnh lễ. Kính lạy Thượng Đế. Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ. Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ. Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế. Kính lạy Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hóa đại đế thánh quân. Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ. Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài
Kính lạy: Chư vị Thần Tướng. Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã. Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu. Kính lạy Tứ Hải Long Vương. Kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng. Kính lạy, Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang, cùng chư vị Thánh Quốc. Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ giữa thiên địa minh chứng, chúng con nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài, xin chư ngài gợi ý lên Thượng Đế khai ân minh xét cho toàn cõi trần gian được giải thoát mọi kiếp nạn, tất cả tà ma, quỷ trùng không làm hại được dương gian, mùa màng được bội thu, chúng sinh đều được hoan ca hưởng đại phúc, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, người không sát sinh, được tăng thọ, tích phúc, được ban cho tài lộc, quan lộc, phúc lộc, vận khí hanh thông vạn sự như ý nguyện.
Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư ngài khai ân ban cho những linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.
Chúng con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài minh anh xoi xét để các vị Thần Tiên chuyên diệt quỷ trừ tà trong tam giới được ra tay trừng phạt những kẻ ác nhân thất đức, hách dịch cường quyền ở trần gian, trừng phạt bọn trùng yêu, tà quái làm hại mùa màng.
Chúng con trấn minh nhất tâm thành kính nguyện rằng: Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, ỷ trượng chư thiên, cung đức giáng hạ, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên. Chúng con cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia toàn khang ninh, nhân an vật thịnh, hiển vinh thụ huệ, thế thế chi an, ngàn thu vạn vạn tuế.
Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều vinh danh Thượng Đế.
Chúng con xin đa tạ (3 lần).
Sau khi đọc xong văn khấn thì lại quỳ lễ 9 lần.
Một số phong tục trong ngày tết Đoan Ngọ:
Theo lệ, đúng giờ ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá, đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm, lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm cúng rất tốt.
Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà… Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quét vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.
Liên hệ đặt Cúng Tết Đoan Ngọ Đà Nẵng
ĐỒ CÚNG ĐẠI LONG
- Địa chỉ: 70 Nguyễn Văn Giáp, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
- Hotline: 0905.018.833 – 0903.551.434
- Website: www.docungdailong.com
bwn5ob